Cờ mù là gì? Cách chơi cờ mù và những thông tin quan trọng không nên bỏ lỡ

Cờ mù/cờ tướng là một trong những bộ môn được yêu thích bởi lối chơi độc đáo, mới lạ, tạo sự hứng khởi cho người chơi lẫn khán giả. Vậy bạn đã biết rõ về bộ môn chơi cờ này chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích nhất về cờ mù, mời bạn cùng theo dõi. 

1. Cờ mù/cờ tưởng là gì?

Cờ tưởng hay cờ mù là bộ môn thi đấu trí tuệ, trong đó cả hai đối thủ phải thi đấu bằng tâm trí, không có bàn cờ hoặc quân cờ trên bàn.  Đây là một hình thức thi đấu cờ phổ biến trên thế giới. Tại SEA Games 26 diễn ra ở Indonesia, nội dung cờ mù lần đầu tiên được đưa vào thi đấu chính thức. 

Cờ mù đòi hỏi các kỳ thủ có khả năng ghi nhớ, tính toán tốt. Bởi lẽ, người chơi cờ mù giỏi không chỉ cần nhớ được vị trí của tất cả các quân cờ trên bàn cờ mà còn phải tính toán được các nước đi tiếp theo của đối phương.

Cờ mù/cờ tưởng là gì?

2. Cách chơi Cờ tưởng

Theo cách chơi truyền thống, khi chơi cờ tưởng hai đối thủ sẽ ngồi xoay lưng lại với bàn cờ hoặc bịt mắt, mỗi nước đi kỳ thủ sẽ độc lên hoặc ghi ra giấy rồi chuyển cho đối phương. Bàn cờ và các quân cờ di chuyển phụ thuộc vào trọng tài. Ngày nay, ở những giải đấu cờ tưởng trên thế giới, mỗi kỳ thủ sẽ được trang bị một chiếc máy tính có cài đặt sẵn phần mềm cờ tướng để thi đấu, mỗi nước đi sẽ được truyền thẳng đến máy chủ. 

Ở kỳ Seagame 26, các kỳ thủ cờ tướng không phải ngồi quay lưng lại nữa mà sẽ ngồi trước một bàn cờ trống (bàn cờ thật được để bên cạnh có tấm ngăn cách). Hai đối thủ sẽ ngồi đối diện sau những tấm kính, đấu trí với nhau trên bàn cờ rồi viết lên giấy và đưa đối phương xem. Tiếp đến mới truyền lại cho trọng tài ngồi ở bàn bên cạnh để họ thực hiện nước đi đó. Vì bàn trọng tài đặt cạnh bàn thi đấu (bàn vận động viên có rèm che) nên kỳ thủ không thể rời khỏi bàn cờ dù lý do gì. 

Mỗi ván một kỳ thủ sẽ có 20 phút suy nghĩ và 20 giây cho mỗi nước đi: 

  • Trong trường hợp trận đấu chưa ngã ngũ, ai hết thời gian trước sẽ thua.

  • Trong trường hợp đi sai quân cờ hay sai vị trí hoặc viết chữ xấu làm trọng tài hoặc đối thủ không đọc được thì sẽ bị phạt thẻ vàng, ba lần thẻ vàng tương đương một thẻ đỏ và phải buông cờ chịu thua. 

  • Trong trường hợp vị trí các quân cờ bị lộ thì trận đấu sẽ dừng lại ngay lập tức và kỳ thủ nào biết được vị trí của quân cờ đối phương thì sẽ bị xử thua cuộc. 

Cách chơi Cờ tưởng

3. Tại sao Liễu Đại Hoa được mệnh danh là vua cờ mù?

Liễu Đại Hoa được mệnh danh là "Vua cờ mù" của Trung Quốc và thế giới. Ông là một kỳ thủ cờ tướng toàn diện, nhưng sở trường mạnh nhất của ông là cờ mù, một hình thức đánh cờ mà hai bên không nhìn vào bàn cờ mà sẽ dựa vào trí tưởng tượng để đánh.

Năm 2009, trong chuyến thăm Việt Nam, Liễu Đại Hoa đã thi đấu cờ mù với 10 kỳ thủ Việt Nam. Ông ngồi sau bức bình phong và nhận lệnh từ thư ký buổi đấu. Kết quả chung cuộc, Liễu Đại Hoa đã thắng 7, hòa 2 và chỉ thua 1. Đây là một thành tích vô cùng ấn tượng, khẳng định tài năng cờ mù bậc thầy của Liễu Đại Hoa.

Thành tích này còn khẳng định khả năng ghi nhớ và tính toán tuyệt vời của Liễu Đại Hoa. Ông có thể nhớ vị trí của tất cả các quân cờ trên bàn cờ và tính toán các nước đi tiếp theo của đối phương một cách chính xác và nhanh chóng. Ngoài ra, Liễu Đại Hoa còn có một trí tưởng tượng phong phú, ông có thể hình dung được bàn cờ trong đầu và suy nghĩ các nước đi một cách linh hoạt.

Như vậy, bài viết trên đã gửi đến bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến cờ mù. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề liên quan đến cờ tướng thì đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo nhé.

Previous
Previous

Khai cuộc quá cung Pháo - Cách sử dụng thế trận cho người mới

Next
Next

Sở hà Hán giới là gì? Tại sao cờ tướng lại có Sở hà Hán Giới?