Tiểu sử - Thành Tựu của "Khoái mã phi đao" Lữ Khâm

Lữ Khâm là một trong hai học trò có sự nghiệp thành công nhất của Dương Quan Lân. Ông được kỳ đàn ưu ái dành tặng biệt danh Khoái mã phi đao với lối đánh cờ khiến đối thủ “kinh hồn bạt vía”. Để tìm hiểu sâu hơn về tiểu sử, sự nghiệp cũng như thành tựu của Lữ Khâm, bạn đọc đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé! 

Tiểu sử - Sự nghiệp - Thành tựu của Khoái mã phi đao Lữ Khâm

Tiểu sử - Sự nghiệp - Thành tựu của “Khoái mã phi đao” Lữ Khâm

1. Tiểu sử kỳ thủ Lữ Khâm

Lữ Khâm là cao thủ cờ tướng sinh năm 1962 tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Hiện tại, ông đang giữ chức huấn luận viên trưởng đội tuyển cờ tướng Quảng Đông. Ngày từ khi còn nhỏ, Lữ Khâm đã bộc lộ tài năng xuất chúng khi nhiều lần giành chức quán quân tại những giải đấu cờ tướng địa phương. Kỳ thủ họ Lữ được nhận định là người vô cùng lanh lợi, sáng dạ và cực kỳ hiếu chiến, thường xuyên sử dụng phương thức tấn công liên tục để nhanh chóng kết thúc trận đấu. 

Trong một giải đấu toàn tỉnh Quảng Đông, Dương Quan Lân lúc bấy giờ vốn đang định tìm kiếm truyền nhân đã có cơ hội gặp gỡ Lữ Khâm và nhận làm đệ tử. Từ đó, mỗi khi Dương tham dự giải đấu toàn quốc đều có Lữ đi theo (lúc này chỉ mới 11 tuổi). 

Tiểu sử kỳ thủ Lữ Khâm

Tiểu sử kỳ thủ Lữ Khâm

Nhiều người trong giới chơi cờ còn đồn thổi, khi đi theo Dương Quan Lân đến những giải đấu đẳng cấp quốc gia, Lữ Khâm đã tranh thủ thời gian giải lao để thách đấu với nhiều cao thủ. Do chủ quan và nghĩ đây chỉ là cậu nhóc “miệng còn hơi sữa” nên nhiều kỳ thủ đã nhận về trái đắng, bại trận trước Lữ Khâm.  

2. Sự nghiệp của Lữ Khâm

Để hiểu rõ hơn về con đường thăng tiến trong sự nghiệp của Lữ Khâm, mời bạn theo dõi nội dung chi tiết bên dưới: 

2.1. Lần đầu xuất hiện

Tuy được Dương Quan Lân đào tạo từ năm 11 tuổi nhưng đến năm 1978 (tức 16 tuổi), Lữ Khâm mới thực sự có bước chuyển mình khi tham gia đội tuyển thuộc tỉnh Quảng Đông, chinh chiến ở nhiều giải cờ tướng toàn quốc. Đến năm 1982, lần đầu tiên trong sự nghiệp ông lọt vào bảng vàng tam khôi, trở thành một trong ba người dẫn đầu cờ tướng Trung Quốc, sau Lý Lai Quần và Hồ Xuân Vinh.  

2.2. Thanh danh vang dội

Trải qua nhiều năm “chinh chiến” ở làng cờ Trung Quốc và quốc tế, thanh danh của Lữ Khâm đã được nhiều người biết đến và ưu ái dành tặng biệt danh Khoái mã phi đao. Xuất phát điểm ban đầu là học trò của Dương Quan Lân nhưng ông không đóng khung bản thân trong bất kỳ khuôn khổ nào, ngược luôn cố gắng trui rèn và sáng tạo kỳ nghệ của riêng mình. 

Lữ Khâm có thanh danh vang dội trong làng cờ

Lữ Khâm có thanh danh vang dội trong làng cờ 

3. Kỳ nghệ của Lữ Khâm 

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm kỹ năng và những thành tích Vương lâm đạt được trong sự nghiệp thì cùng bỏ qua nội dung bên dưới nhé: 

3.1. Kỹ năng của Lữ Khâm

Lữ Khâm không những tinh thông các thế trận khai cuộc mà còn nắm vững nguyên tắc trung tàn cuộc, khiến đối thủ e sợ. Đặc biệt, ông nghiên cứu rất kỹ chiêu thức Pháo đầu Bình Phong Mã và ưa chuộng lối đánh Ngũ Bát Pháo. Ngoài ra, ông còn có biệt tài chơi cờ rất nhanh, phản ứng mau lẹ, đi quân linh hoạt, áp dụng trận pháp công sát thí quân làm đối thủ trở tay chẳng kịp. Nhờ vậy, danh tiếng của Lữ Khâm ngày càng vang xa và được mệnh danh là một trong những cao thủ bậc nhất của làng cờ Trung Quốc, khó ai bì kịp. 

3.3. Thành tích Lữ Khâm đạt được

Dưới đây là những thành tích nổi bật của Lữ Khâm trong suốt sự nghiệp chơi cờ tướng: 

  • 5 lần chạm tay đến ngôi vị vô địch cờ tướng thế giới (lần lượt các năm 1990, 1995, 1997, 2001 và 2005)

  • 5 lần giành chức vô địch cá nhân tại giải cờ tướng toàn quốc tại Trung Quốc (lần lượt các năm 1986, 1988, 1999, 2003 và 2004) 

  • 3 lần vô địch giải Ngũ Dương Bôi vào các năm 1991, 1992, 1993

  • Đại diện Trung Quốc tham gia Asian Indoor và Game 2 vào năm 2007, chung cuộc giành được Huy chương vàng cho nội dung thi đấu đồng đội 

4. Các ván cờ hay của Lữ Khâm

Nhắc đến những ván cờ hay của Lữ Khâm, không thể bỏ qua những trận đấu ông đã “giao chiến” với nhiều tên tuổi lớn. Cụ thể: 

4.1. Lữ Khâm đấu với Lý Lai Quần 

Vào năm 1991, Lý Lai Quần đã tiến hành công cuộc “đông chinh bắc chiến” đánh bại nhiều cao thủ cờ tướng Trung Quốc, được kỳ đàn ưu ái dành tặng nhiều biệt danh có cánh. Tại giải đấu kỳ vương năm ấy, Lữ Khâm được quyền khiêu chiến với Lý Lai Quần nhưng thất bại. Không chùn bước, ba năm sau tại thành phố Kỳ Châu, Lữ Khâm đã quyết định tái chiến cùng cao thủ họ Lý tại giải đấu Kỳ vương lần thứ 4. 

Trận đấu của Lữ Khâm đấu với Lý Lai Quần khiến người xem mãn nhãn

Sau 6 ván đấu cân não, Lữ Khâm từ chỗ bại đã nỗ lực để cân bằng tỷ số, dẫn đến kết cục hòa. Cả hai bước vào ván cờ nhanh để phân định thắng thua. Đúng sở trường của mình nên Lữ Khâm đánh rất hăng, tung nhiều đòn tấn công khiến Lý Lai Quần “ngã ngựa”. Nhờ vậy, Lữ Khâm đã trở thành kỳ vương mới của làng cờ Trung Quốc lúc bấy giờ. 

4.2. Lữ Khâm đấu với Hứa Ngân Xuyên 

Tại giải đấu kỳ vương lần 5 diễn ra vào năm 1998 cúp Bằng Xương Bôi, Lữ khâm đã quyết chiến với sư đệ Hứa Ngân Xuyên. Do quá hiểu chiến thuật và cách thức đánh cờ của nhau nên hai bên toàn hòa, phải đến ván cờ nhanh thứ 8 mới có sự thay đổi trong cục diện. Bất ngờ, Lữ bị dồn vào thế thua nhưng vẫn ngoan cường chiến đấu, Hứa trong thế thắng nhưng lại “sa chân” đi phải nước cờ tối tăm: tiến Mã thay vì thoái Mã. Cuối cùng, Hứa bị xử thua do hết giờ, Lữ thành công bảo toàn danh hiệu kỳ vương.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tiểu sử, sự nghiệp và kỳ nghệ của cao thủ Lữ Khâm. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sự nghiệp, tiểu sử của những kỳ thủ khác thì đừng bỏ qua những bài viết tiếp theo nhé. 

🔥 Bạn là một tín đồ của cờ tướng? Muốn thách đấu cùng bạn bè mọi lúc, mọi nơi? Hãy trải nghiệm ngay trên Xiangqi VN và cùng chơi cờ tướng 2 người online! Đấu trí, thể hiện tài năng và chinh phục đỉnh cao! 🏆

Previous
Previous

"Đông Bắc Hổ" Triệu Quốc Vinh: Những điều chưa biết

Next
Next

Tiểu sử & Sự nghiệp của Hứa Ngân Xuyên - “Dịch lâm đệ nhất cao thủ”