Bật mí nguồn gốc cờ tướng
Cờ tướng là một trong những trò chơi trí tuệ nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù khá phổ biến song không phải ai cũng biết nguồn gốc xuất thân của trò chơi này. Vậy hãy theo dõi các thông tin trong bài viết này để biết ngay nhé.
Nguồn gốc tên gọi
Cờ tướng là một trò chơi còn có tên gọi khác là cờ tướng Trung Quốc. Theo tiếng Trung bính âm đọc là xiàngqí. Còn đối với âm Hán-Việt đọc là Tượng kỳ. Trò chơi này tiếng Anh sẽ được đọc là Chinese Chess. Đây được biết đến là một trong những trò chơi trí tuệ và sẽ có hai người chơi. Loại cờ này phổ biến ở các nước phương đông như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam, …
Khi tham gia trò chơi này thì sẽ được mô phỏng như cuộc chiến giữa hai quốc gia. Với mục tiêu hàng đầu đó chính là bắt được tướng của đối phương. Đặc điểm khác biệt của loại cờ này so với các loại cờ khác đó chính là các quân đặt ở giao điểm các đường thay vì đặt vào ô, có quân Pháo phải nhảy qua 1 quân khi ăn quân. Đồng thời thì các khái niệm sông và cung nhằm giới hạn các quân Tướng, Sĩ và Tượng.
Cờ tướng bắt nguồn từ đâu và xuất hiện từ thời đại nào
Nguồn gốc cờ tướng được biết đến với phiên bản hiện đại mà chúng ta biết ngày nay có từ thời kỳ Nam Tống. Theo tìm hiểu thì đây là loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Saturanga đi về phía Tây trở thành cờ vua, còn về phía Đông thì trở thành cờ Tướng.
Những thay đổi qua từng thời kỳ
Cờ tướng thời trung cổ đại không có quân Pháo. Mãi đến thời nhà Đường, quân Pháo mới được mang vào bàn cờ, và mang lại một làn gió mới cho chiến thuật của Cờ Tướng, biến nó thành một trò chơi đậm chất chiến lược và phức tạp hơn bao giờ hết.
Người Trung Hoa cũng đã cải tiến cờ tướng hơn so với bàn cờ Saturanga cụ thể:
Không dùng ô, không dùng hai màu để phân biệt mà họ dùng đường để đặt và đi quân. Chỉ với các động tác trên là họ đã tăng thêm số điểm để đi quân từ 64 lên 81.
Người Trung Hoa còn đặt ra hà. Có nghĩa là sông, sẽ có 18 điểm đặt quân nữa đã được tăng thêm, từ đó thì bàn cờ đã lên 90 điểm, nhiều hơn so với 64 điểm như ban đầu. Đây được xem là một trong những sự mở rộng vô cùng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích cũng bàn cơ không tăng lên bao nhiêu.
Sáng tạo ra cửu cung, thể hiện tư duy độc đáo của người phương Đông.
Theo thời cổ đại thì trong bàn cờ Saturanga thì hình dáng của quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào. Điểm khác biệt chỉ là cái tên và được viết bằng chữ Hán. Đây cũng chính là lý do mà nguồn gốc cờ tướng không phổ biến trên thế giới bằng cờ Vua.
Gần đây có rất nhiều ý kiến về việc đề nghị cải cách hình dáng của các quân cờ trong cờ tướng. Và họ đã phác thảo được bộ quân mới bằng hình tượng thay vì chữ viết. Với cải tiến này sẽ giúp người chơi có thể dễ dàng chơi đối với các nước không sử dụng tiếng Trung. Sự cải tiến này cũng khiến người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ.
Cách ghi nước mỗi ván đã được cải tiến như thế nào?
Trong cờ tướng thì mỗi nước đi sẽ được ghi theo thứ tự đi. Theo tên của quân cờ, vị trí cùng sự di chuyển của quân cờ.
Để có thể hiểu rõ, ta hãy cùng xem ví dụ dưới đây:
Nước đầu thì Đỏ đi Pháo 2 bình 5 còn bên Đen mã 8 tấn 7 thì ghi C2=5 và n8+7.
Trường hợp điều quân lui về sau sẽ được ghi nhận với dấu “-” như trong ví dụ dưới đây
Để phân biệt nước đi đó của bên nào thì nước đi của bên đỏ được ghi bằng chữ in hoa còn bên đen được ghi bằng chữ thường.
Mục đích và ý nghĩa của ván cờ
Bàn cờ tướng không chỉ là một không gian để thi đấu, mà còn là một biểu tượng sâu sắc của chiến trường trong văn hóa phương Đông. Được thiết kế như một chiến trường thu nhỏ, bàn cờ phản ánh cách hai lực lượng đối đầu và tương tác với nhau. Trò chơi này không chỉ là một cuộc chiến giữa hai người chơi mà còn là một cách để rèn luyện tư duy chiến lược, phán đoán, và quản lý tình huống dưới áp lực. Mỗi nước đi đòi hỏi sự cân nhắc sâu sắc, không chỉ để chiến thắng mà còn để phát triển kỹ năng tư duy phản biện và ra quyết định của người chơi. Vì vậy, bàn cờ tướng không chỉ là một trò chơi giải trí mà còn là một công cụ giáo dục, rèn luyện trí tuệ và sự kiên nhẫn.
Cờ Tướng phản ánh sâu sắc nét văn hóa của phương Đông, với những khái niệm đặc thù như "Sông" và "Thành", không chỉ quen thuộc mà còn gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Việt Nam. Từ bao đời nay, trò chơi này đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa trí tuệ và tinh thần của người Việt.
Chơi cờ tướng Online tại Xiangqi.com
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, Cờ Tướng đã được chuyển thể thành các phiên bản trực tuyến, cho phép người chơi từ khắp nơi trên thế giới kết nối và chia sẻ niềm đam mê. Việc chơi cờ tướng online không chỉ giúp bảo tồn và phát huy nét đẹp của văn hóa cổ truyền mà còn rèn luyện trí tuệ một cách hiệu quả. Nó đã trở thành hoạt động giải trí yêu thích của nhiều người, làm phong phú thêm những khoảnh khắc nghỉ ngơi hay những dịp lễ tết.
🔥 Bạn là một tín đồ của cờ tướng? Muốn thách đấu cùng bạn bè mọi lúc, mọi nơi? Hãy trải nghiệm ngay trên Xiangqi VN và cùng chơi cờ tướng 2 người online! Đấu trí, thể hiện tài năng và chinh phục đỉnh cao! 🏆